Chế độ ăn bệnh nhân điều trị i - ốt phóng xạ cần lưu ý

  • 01/12/2022 08:20:14

- Khi thực hiện liệu pháp i-ốt phóng xạ, nếu trong cơ thể bạn có quá nhiều i-ốt thì tuyến giáp có thể sẽ sử dụng lượng i-ốt này, thay vì sử dụng i-ốt phóng xạ.

I-ốt là một loại chất khoáng. Các chất khoáng là những chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Cơ thể sử dụng i-ốt để tạo ra một số loại hormon nhất định (ví dụ như hormon tuyến giáp) giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Tất cả lượng i-ốt trong cơ thể được cung cấp từ chế độ ăn uống. I-ốt trong bữa ăn hàng ngày có từ muối i-ốt, thực phẩm có chứa hoặc được bổ sung i-ốt. Những thực phẩm chứa nhiều i-ốt tự nhiên không nhiều, có thể kể đến như tảo biển, sản phẩm từ sữa, trứng và các loại cá biển.

Vì sao điều trị bằng i-ốt phóng xạ cần hạn chế i-ốt trong khẩu phần ăn?

Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, chế độ ăn hạn chế i-ốt là chế độ ăn có hàm lượng i-ốt dưới 50 mcg mỗi ngày. Tuân theo chế độ ăn hạn chế i-ốt trước khi thực hiện liệu pháp i-ốt phóng xạ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả nhất.

Khi thực hiện liệu pháp i-ốt phóng xạ, nếu trong cơ thể bạn có quá nhiều i-ốt thì tuyến giáp có thể sẽ sử dụng lượng i-ốt này, thay vì sử dụng i-ốt phóng xạ khiến cho quá trình điều trị kém hiệu quả.

Chế độ ăn bệnh nhân điều trị i

Bác sĩ điều trị sẽ thông báo cho người bệnh biết thời điểm cần bắt đầu và kết thúc tuân thủ chế độ ăn ít i-ốt. Hầu hết bệnh nhân thực hiện chế độ ăn này khoảng 1-2 tuần trước liều i-ốt phóng xạ đầu tiên và dừng lại sau khi liệu pháp i-ốt phóng xạ kết thúc.

Chế độ ăn hạn chế i-ốt không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Do đó chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn. Không tự ý thực hiện chế độ ăn này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thực phẩm, đồ uống và những sản phẩm chứa i-ốt

Trước khi ăn hay uống bất kỳ sản phẩm nào, bạn hãy đọc danh sách thành phần dinh dưỡng có trên nhãn sản phẩm để kiểm tra xem sản phẩm có chứa i-ốt hay không. Những sản phẩm dưới đây có chứa i-ốt hoặc bổ sung i-ốt cần lưu ý:

- Muối i-ốt.

- Hỗn hợp gia vị chứa muối i-ốt.

- Bột canh, bột nêm có chứa muối i-ốt.

- Rong biển (ví dụ như tảo bẹ, rong biển khô nori, tảo bẹ kombu, rong biển lá, hạt nêm rong biển).

Bất kỳ thực phẩm nào chứa những chất sau trong thành phần:

- Các muốiiodat.

- Các muối iodua.

- Algin.

- Các muốialginat.

- Carrageenan.

- Agar (Bột rau câu).

- Sữa (trừ trường hợp chỉ tiêu thụ dưới 30ml mỗi ngày) và sản phẩm từ sữa (ví dụ: phô mai, sữa chua, kem).

- Lòng đỏ trứng.

- Hầu hết các loại hải sản.

- Các vitamin và thực phẩm chức bổ sung dinh dưỡng có chứa i-ốt. Nếu bạn không chắc một loại vitamin hay thực phẩm bổ sung có chứa i-ốt hay không thì đừng sử dụng chúng.

- Đồ ăn ở nhà hàng và thực phẩm đã qua chế biến (ví dụ như đồ ăn nhanh, bữa ăn đông lạnh và bữa ăn làm sẵn, đồ uống có đường).

- Các sản phẩm từ đậu nành, ví dụ như: tương đậu nành, đậu phụ…

Nguồn dantri.com.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Chế độ ăn bệnh nhân điều trị i - ốt phóng xạ cần lưu ý - Sức Khỏe

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều