Biến thể Omicron với tốc độ lây lan nhanh, số ca trẻ nhiễm Adenovirus và tay chân miệng vẫn tăng nhanh cùng nhiều bệnh lây nhiễm khác xuất hiện do tình trạng "nợ miễn dịch" ở trẻ đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Ngoài việc rửa tay thường xuyên, không tiếp xúc với người ốm hay đang có nguy cơ lây bệnh thì đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người hoặc khi bản thân trẻ bị bệnh sẽ giúp giảm nguy cơ truyền nhiễm cho bản thân và cộng đồng.
Tuy nhiên, với người lớn thì khẩu trang N95 hay KN95 là lựa chọn bảo vệ tốt đối với người lớn nhưng lại không được coi là phương án phù hợp với trẻ em.
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, các quy định về đeo khẩu trang phòng ngừa dịch bệnh đã được nới lỏng nhưng để chuẩn bị trong những trường hợp cần thiết hay khi tới những nơi đông người có nguy cơ lây nhiễm cao thì trẻ vẫn cần mang khẩu trang phù hợp.
Một nguyên tắc luôn luôn đúng trong việc lựa chọn khẩu trang cho cả người lớn vàkhẩu trang cho trẻ emđó là: Khẩu trang phải vừa vặn với khuôn mặt, nếu không sẽ không có hiệu quả bảo vệ.
1. Đánh giá về khẩu trang N95 và KN95 với trẻ em
Mặc dù khẩu trang N95 lý tưởng cho người lớn nhưng FDA không khuyến nghị sử dụng cho trẻ em. Từ các dữ liệu về việc quan sát nhịp thở của trẻ khi đeo khẩu trang N95 thì thấy rằng, nhịp thở của trẻ tăng lên khi sử dụng khẩu trang N95 (1) nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy nếu chỉ vận động nhẹ thì đeo khẩu trang N95 không gây ảnh hưởng gì (2).
"Nhìn chung thì khẩu trang N95 nói chung do có đường viền cứng và tạo ra áp lực đáng kể lên mặt với mục đích bo chặt chẽ khuôn mặt người đeo nên trẻ dễ bị đau tai, kích ứng da hơn", bác sĩ Nhi khoa Leah Alexander cho biết.
Với khẩu trang KN95 thì chưa có bất kì nghiên cứu lâm sàng nào về việc đeo khẩu trang KN95 tác động thế nào tới trẻ, có an toàn hay không.
Mùa dịch, nên chọn loại khẩu trang nào cho trẻ? (Ảnh: Internet)
2. Vậy nên lựa chọn khẩu trang trẻ em như thế nào?
Điều quan trọng để tạo nên sự khác biệt trong những chiếc khẩu trang bảo vệ chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn là vật liệu đủ an toàn và càng kín càng tốt. Cần đảm bảo khi đeo khẩu trang không có khoảng trông dưới cằm, bên trên mũi và các bên của khẩu trang để ngăn các giọt bắn từ không khí tiếp xúc với miệng và mũi từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.
Như vậy có thể hiểu rằng, thay vì đeo khẩu trang N95 hay KN95 thìlựa chọn khẩu trang trẻ em tốt nhất nên là khẩu trang y tế 3 lớp vừa vặn với khuôn mặt và xếp chồng lên bên ngoài một chiếc khẩu trang bằng vải.Thông thường thì khẩu trang vải có độ ôm khít hơn với khuôn mặt trẻ khi so với khẩu trang y tế. Nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra chiếc khẩu trang có khả năng bảo vệ tương tự như N95 hay KN95.
Lựa chọn khẩu trang trẻ em tốt nhất nên là khẩu trang y tế 3 lớp vừa vặn với khuôn mặt và xếp chồng lên bên ngoài một chiếc khẩu trang bằng vải (Ảnh: Internet)
Sten H. Vermund, MD, PhD, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và hiệu trưởng của Trường Y tế Công cộng Yale cho biết: "Một chiếc khẩu trang y tế ba lớp vừa khít với chiếc khẩu trang vải có thể giúp con bạn đạt tới độ bảo vệ tương tự như KN95 nhờ khả năng ôm khít tốt hơn".
Ngoài ra ông cũng nhấn mạnh rằng: "Do những chiếc khẩu trang chật khít như N95 hay KN95 có thể gây khó chịu khi đeo trong thời gian dài. Trong các tình huống rủi ro thấp hơn, nơi có khoảng cách lớn hơn giữa bạn và những người khác, khẩu trang y tế có thể cung cấp sự bảo vệ thích hợp".
Ngoài ra thì khẩu trang cũng cần phải đủ thoải mái, có nghĩa là không được quá chặt hay quá lỏng bởi việc trẻ liên tục dùng tay điều chỉnh hoặc tháo bỏ khẩu trang thường xuyên sẽ làm mất đi tính bảo vệ của chúng.
Cách kiểm tra xem khẩu trang có vừa vặn với mặt không:
+ Khum bàn tay xung quanh viền khẩu trang
+ Đảm bảo không có không khí thoát ra ở điểm gần mắt hay từ các viền khẩu trang
+ Nếu khẩu trang vừa khít, bạn sẽ cảm thấy không khí ấm ở mặt trước của khẩu trang và có thể thấy khẩu trang chuyển động lên xuống theo từng nhịp thở.
3. Những sai lầm cần tránh khi đeo khẩu trang cho trẻ
Như đã nói ở trên, ngoài việc không nên chọn khẩu trang trẻ em quá cứng, quá dày thì cần thay khẩu trang sau khi đeo 1 lần (đối với khẩu trang y tế) và giặt hàng hàng đối với khẩu trang vải.
Bên cạnh đó đối với thanh nẹp mũi của khẩu trang y tế, cần bóp thanh sao cho sát sống mũi trẻ để không tạo ra khoảng trống cho vi sinh vật xâm nhập. Với khẩu trang bị rộng dây, có thể "cấp cứu" bằng cách thắt nút quai đeo tai cho ngắn lại.
Hướng dẫn hoặc giúp trẻ tháo khẩu trang đúng cách bằng cách tháo từ dây đeo khẩu trang, không đưa tay chạm vào mặt ngoài khẩu trang cũng như tháo liên tục mà không rửa tay.
Nguồn phunuvietnam.vn