Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

  • 11/09/2019 08:47:57

Vì lý do sạt lở nên hàng ngàn học sinh thuộc 34 trường tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã phải hoãn khai giảng trong ngày 5/9. Trong ngày 10/9, các trường đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng muộn để đón chào học sinh vùng cao đến trường.

Cụ thể, sáng ngày 10/9, 34 trường tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới 2019-2020. Đây là địa phương cuối cùng trong cả nước tổ chức khai giảng năm học mới.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Dù tổ chức lễ khai giảng muộn nhưng buổi lễ vẫn rất trang trọng trong niềm phấn khởi của thầy và trò trên vùng cao

Theo đó, trong năm học 2019-2020, toàn huyện Tu Mơ Rông có 34 trường, trong đó, có 11 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 12 trường THCS với khoảng gần 7.700 học sinh từ bậc mầm non đến THCS được chia thành 345 lớp ở cả 3 bậc học. Toàn huyện còn 10 phòng tạm nhờ (mầm non có 5 phòng, tiểu học 5 phòng); còn hơn 100 công trình vệ sinh tạm (mầm non có 47 công trình, tiểu học 33 công trình và THCS có 21 công trình) và có 41 trường, điểm trường không có nước sinh hoạt phải mượn nhờ người dân.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Các em học sinh của huyện Tu Mơ Rông đi từ rất sớm để tham gia buổi lễ khai giảng

Ngay từ sáng sớm, mặc dù trời đổ mưa nhưng hàng trăm em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông và Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Tu Mơ Rông (xã Tu Mơ Rông) đã khoác trên mình bộ quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ háo hức đến trường tham dự khai giảng. Nhiều em học sinh đường sá xa xôi phải mặc áo mưa vượt quãng đường gần 10km để đến trường. Mặc cho quần áo lấm lem, đất cát nhưng khuôn mặt vẫn rạng ngời khi gặp bạn bè, cô giáo. Một số em học sinh đến trễ co ro đội mưa ngồi nép vào một góc.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Các học sin lớp 1 được các giáo viên ân cần dẫn vào lớp học

Mặc dù trời mưa lớn, nhà cách trường hơn 10km nhưng Y Hoa (lớp 8A, làng Đắk Neang, xã Tu Mơ Rông) vẫn cùng các bạn vượt con đường đất đỏ để được dự lễ khai giảng, đón năm học mới. Y Hoa ngập ngừng nói: “Hôm nay em vui lắm được cùng các bạn dự lễ khai giảng đón năm học mới. Mặc dù mưa, lạnh nhưng em vẫn cảm thấy hạnh phúc. Năm nay em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô và các bạn”.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Buổi khai giảng dưới những cơn mưa nhẹ của vùng cao

5 giờ sáng Ka Minh Thiện (lớp 1, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông) cùng dì của mình thức dậy chuẩn bị quần áo để đến trường dự khai giảng. Do bố mẹ bận đi làm đường nên Thiện được dì chở bằng xe máy đến trường. Tuy nhiên do trời mưa, đường trơn trượt nên 2 dì cháu phải gửi xe ở nhà dân rồi đi bộ khoảng 3km để về trường dự khai giảng.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Các em học sinh vùng cao sinh hoạt trong ngày khai giảng trễ nhất cả nước

Khi hai dì cháu đến trường cũng là lúc buổi lễ khai giảng vừa kết thúc. Ka Minh Thiện co ro dưới chiếc áo mưa với gương mặt ngơ ngác, đôi mắt trong veo như giọt mưa rừng lạ lẫm nhìn các thầy cô và bạn bè.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Các em học sinh rộn ràng trong ngày cắp sách đến trường

Trao đổi với chúng tôi, cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2018-2019 trường có 10 lớp với 163 học sinh. Trong đó 100% các em là đồng bào dân tộc Xê Đăng. Các em nơi đây đều có hoàn cảnh khó khăn, đường sá xa xôi. Đặc biệt mùa mưa lầy lội, trơn trượt. Do đó, trường tổ chức cho khoảng 50 em học sinh ở lại nội trú ở trường rồi tổ chức nấu cơm cho các em ăn.

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở

Học sinh vùng cao vui mừng trước ngày khai giảng muộn

Thầy Trần Mạnh Thùy, Hiệu trường trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Tu Mơ Rông cho hay: “Năm học này trường có 81 học sinh, với 4 lớp. Năm nay 7/8 thôn của xã bị sạt lở nên rất nguy hiểm cho các em học sinh. Do đó, vào những ngày mưa bão, đường trơn trượt các thầy cô phải vào tận làng để đón và đưa các em ra lớp. Không chỉ học sinh, mà 18 giáo viên của trường phải ở lại cắm bản. Có giáo viên nhà cách hơn 100km cả tháng mới về thăm gia đình được một lần...”.

 

dantri.com.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Hàng ngàn học sinh vùng cao rộn ràng đón lễ khai giảng muộn vì sạt lở - Thể Thao

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều